"Chọn hệ thống đóng bao chuẩn – Nâng tầm sản xuất, tiết kiệm chi phí"
Khi quyết định đầu tư “HỆ THỐNG ĐÓNG BAO” liệu bạn đã nắm rõ những yếu tố nào quan trọng để lựa chọn chuẩn chưa?
LÝ DO???
Hệ thống đóng bao không chỉ cần đáp ứng TỐC ĐỘ và ĐỘ CHÍNH XÁC, mà còn phải phù hợp với nguyên liệu đặc thù của doanh nghiệp.
Từ công suất, độ chính xác đến tính tự động hóa, mỗi thông số kỹ thuật đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất và chi phí vận hành.
Do vậy: Một quyết định đúng đắn ngay từ đầu có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho toàn bộ dây chuyền sản xuất.
Lựa chọn đúng để nâng cao năng suất và tiết kiệm chi phí.
Khi chọn một hệ thống máy đóng bao có nhiều thông số kỹ thuật quan trọng cần xem xét để đảm bảo rằng hệ thống đáp ứng được nhu cầu sản xuất.
Dưới đây là các thông số kỹ thuật chính kèm theo con số mô tả cụ thể:
1. Công suất đóng bao:
Mô tả: Đây là số lượng bao mà hệ thống có thể đóng trong một giờ.
-
Con số cụ thể:
Hệ thống nhỏ: 200 - 300 bao/giờ.
Hệ thống trung bình: 400 - 700 bao/giờ.
Hệ thống lớn: 700 - 1000 bao/giờ hoặc hơn.
2. Độ chính xác cân:
Mô tả: Độ chính xác của cân ảnh hưởng trực tiếp đến sai số đóng bao.
-
Con số cụ thể:
Nguyên liệu dạng hạt: Sai số (± 20g) – (± 30g) cho các sản phẩm dạng hạt đắt tiền như thực phẩm và phân bón.
Nguyên liệu dạng bột: Sai số (± 50g) cho các nguyên liệu như bột trét tường, bột bả, vôi bột…
3. Số lượng phễu cân:
Mô tả: Số lượng phễu cân trong hệ thống quyết định tốc độ đóng bao nhanh hay châm.
-
Con số cụ thể:
Hệ thống 1 phễu: Thích hợp cho quy mô nhỏ, tốc độ chậm nhất: 200 – 300 bao/giờ.
Hệ thống 2 phễu: Tăng tốc độ và khả năng đóng bao, thường đạt 400 – 700 bao/giờ.
Hệ thống 2 phễu: Tốc độ đóng bao nhanh, thường đạt 700 - 1000 bao/giờ.
4. Vật liệu chế tạo:
Mô tả: Vật liệu chế tạo phụ thuộc nguyên liệu và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của hệ thống trong môi trường sản xuất.
-
Con số cụ thể:
Vật liệu thép CT3 phù hợp với nguyên liệu công nghiệp không có tính ăn mòn (bột công nghiệp, phân bón vi sinh, thức ăn chăn nuôi…).
Vật liệu Inox 304 phù hợp nguyên liệu có tính ăn mòn cao và an toàn vệ sinh (phân bón hóa học, muối ăn, thực phẩm…).
5. Khả năng tự động hóa:
Mô tả: Mức độ tự động hóa của hệ thống có thể giảm thiểu lỗi và tiết kiệm nhân công.
-
Con số cụ thể:
Hệ thống bán tự động: Cần 3 – 4 nhân công để vận hành (1 đưa bao vô phễu, 1 gấp mép, 1 khâu bao).
Hệ thống tự động: Chỉ cần 1 – 2 nhân công (trang bị hệ thống gấp mép và khâu bao tự động).
6. Chi phí đầu tư ban đầu:
Mô tả: Chi phí ban đầu và chi phí duy trì hệ thống trong suốt thời gian hoạt động.
-
Con số cụ thể:
Chi phí đầu tư hệ thống nhỏ: Từ 200 triệu đến 300 triệu VNĐ.
Chi phí đầu tư hệ thống lớn: Từ 500 triệu đến 1 tỷ VNĐ hoặc hơn tùy thuộc vào tính năng và khả năng tự động hóa.
TÓM LẠI: Việc xem xét cẩn thận các yếu tố trên sẽ giúp bạn chọn được hệ thống đóng bao phù hợp nhất với nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp, đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Tìm hiểu thêm: Máy đóng bao tự động thay thế nhân công những khâu nào?
Bình luận