Điểm khác nhau giữa máy đóng bao làm bằng sắt CT3 và Inox 304.

"Máy đóng bao sắt CT3 và Inox 304: Nên chọn loại nào phù hợp"

Mỗi dòng MÁY ĐÓNG BAO không chỉ là một thiết bị, phục vụ đóng bao bì mà còn là lựa chọn ảnh hưởng đến hiệu quả, chi phí khi đầu tư.

Sắt CT3 và Inox 304 nổi bật là 2 vật liệu chế tạo phổ biến nhất, mỗi loại mang đến những ưu/nhược điểm riêng tùy theo nguyên liệu đóng và chi phí đầu tư.

Khi xem xét giữa sắt CT3 và Inox 304, điều quan trọng không chỉ là so sánh chi phí ban đầu, mà còn là hiểu rõ sự khác biệt về tính chất vật liệu, khả năng chống ăn mòn và độ bền theo thời gian.

TỔNG QUÁT.

Sắt CT3, với giá thành thấp và độ bền cơ học tốt, phù hợp cho những ứng dụng trong môi trường ít ẩm ướt hoặc môi trường không có tính ăn mòn.

Inox 304, với khả năng chống gỉ sét vượt trội, phù hợp môi trường yêu cầu vệ sinh và tính ăn mòn cao như ngành thực phẩm và phân bón hóa học.

==> Tất cả những điểm khác biệt quan trọng giữa sắt CT3 và Inox 304 sẽ được chúng tôi chia sẻ, giúp quý khách lựa chọn được loại máy phù hợp cho nhu cầu của mình.

Điểm khác nhau giữa máy đóng bao làm bằng sắt CT3 và Inox 304.

Sắt CT3 và Inox 304 đều được chọn chế tạo máy đóng bao.

Máy đóng bao chế tạo từ SẮT CT3INOX 304 có những khác biệt đáng kể về tính chất, độ bền, giá thành và ứng dụng như sau:

1. Tính chất vật liệu:

Sắt CT3: Là thép carbon, có độ bền và khả năng chịu lực tốt, nhưng dễ bị ăn mòn trong môi trường ẩm ướt hoặc có tính axit.

Inox 304: Là thép không gỉ, khả năng chịu mài mòn, độ bền lâu dài hơn trong điều kiện làm việc ẩm ướt hoặc tiếp xúc với các hóa chất.

2. Khả năng chống ăn mòn:

Sắt CT3: Dễ bị rỉ sét và ăn mòn theo thời gian, đặc biệt là khi không được phủ lớp bảo vệ, do đó phù hợp hơn với môi trường công nghiệp khô ráo.

Inox 304: Có khả năng chống gỉ và ăn mòn cao hơn rất nhiều, thích hợp cho các ngành có yêu cầu vệ sinh cao, như thực phẩm, phân bón hóa học.

 ==> Việc bảo trì của Inox 304 cũng ít tốn kém hơn do ít chịu tác động của thời tiết hoặc hóa chất.

3. Ứng dụng dây chuyền:

Sắt CT3: Không dùng trong môi trường cần vệ sinh và ăn mòn cao như chế biến thực phẩm, phân bón hóa học vì dễ bị rỉ và có thể gây nhiễm bẩn nguyên liệu.

Inox 304: Được sử dụng trong tất cả các ngành từ thực phẩm, phân bón, vật liệu xây dựng…vì khả năng chống gỉ, vệ sinh tốt và ít bị nhiễm bẩn.

4. Thẩm mỹ và bảo trì:

Sắt CT3: Có thể cần sơn phủ để tránh rỉ sét và cần bảo trì thường xuyên hơn.

Inox 304: Không cần sơn, bề mặt luôn sáng bóng, ít bảo trì và dễ vệ sinh hơn.

5. Giá thành đầu tư:

Sắt CT3: Rẻ hơn Inox 304, là lựa chọn tiết kiệm chi phí, đặc biệt khi nguyên liệu không yêu cầu khắt khe về vệ sinh thực phẩm hoặc tính chất ăn mòn.

Inox 304: Đắt hơn do tính chất không gỉ phù hợp cho các nguyên liệu yêu cầu về vệ sinh thực phẩm và độ ăn mòn cao.

Lưu ý: Máy chế tạo từ Inox 304 không kén nguyên liệu, tuy nhiên giá thành đầu tư thường cao gấp 2 – 3 lần so với sắt CT3.

6. Cách chọn vật liệu chế tạo:

Câu hỏi đặt ra là chọn loại vật liệu chế tạo máy ứng với nguyên liệu nào thì phù hợp mà vẫn đảm bảo chi phí đầu tư và khả năng sử dụng tối ưu?

  • Nguyên liệu phân bón hóa học ==> 100% máy chế tạo bằng Inox 304.

  • Nguyên liệu là thực phẩm ==> Chi tiết tiếp xúc với nguyên liệu 100% Inox 304, khung bảo vệ bên ngoài sắt CT3.

  • Nguyên liệu công nghiệp, thức ăn chăn nuôi ==> 100% máy chế tạo bằng sắt CT3.

Máy đóng bao 100% sắt CT3 đóng bột công nghiệp.

Máy đóng bao 100% Inox 304 đóng phân bón Urea.

KẾT LUẬN: Tùy theo nguyên liệu và tài chính, người dùng sẽ chọn loại máy đóng bao chế tạo từ sắt CT3 hoặc Inox 304 cho phù hợp với ngân sách và môi trường làm việc.

Tìm hiểu thêm: 5 yếu tố quan trọng chọn máy đóng bao thực phẩm năm 2024.

Bình luận
Gửi bình luận
    Bình luận