Lựa chọn máy đóng bao phù hợp với từng loại nguyên liệu.

BẠN CÓ BIẾT RẰNG???

Một hệ thống máy đóng bao bì phù hợp có thể giúp doanh nghiệp của bạn tăng năng suất lên đến 50% và giảm thiểu sai sót dưới 1%?

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp tối ưu cho quy trình đóng bao, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ cách chọn phù hợp với từng loại nguyên liệu dạng hạt và bột, đặc biệt là nguyên liệu có tính ăn mòn và không ăn mòn kim loại.

Lựa chọn máy đóng bao phù hợp với từng loại nguyên liệu.

Lý do vì sao cần lựa chọn máy phù hợp với từng loại nguyên liệu???

1. Đảm bảo độ chính xác khi đóng bao:

Nguyên liệu dạng hạt và bột có đặc tính chảy khác nhau, cần hệ thống cân phù hợp để đạt sai số thấp nhất (tránh thất thoát nguyên liệu).

2. Tối ưu năng suất và hiệu suất sản xuất:

Do nguyên liệu hạt và bột có thể tích, độ lớn khác nhau nên công nghệ định lượng và tốc độ đóng bao sẽ khác nhau.

3. Đáp ứng tiêu chuẩn về vệ sinh:

Một số ngành như thực phẩm yêu cầu máy đóng bao đạt chuẩn an toàn vệ sinh rất cao.

4. Tối ưu chi phí đầu tư:

Chọn đúng máy giúp tiết kiệm chi phí bảo trì, vận hành, tránh mua máy đắt đỏ nhưng không phù hợp.

1. Yếu tố quan trọng khi lựa chọn: Khi chọn máy đóng bao, doanh nghiệp cần xem xét nhiều yếu tố quan trọng:

Đặc tính nguyên liệu: Dạng hạt hay dạng bột.

Tính chất ăn mòn: Nguyên liệu có ăn mòn kim loại hay không để lựa chọn vật liệu chế tạo phù hợp.

Loại bao bì sử dụng: Bao PP, bao PE.

Độ chính xác cân:

  • Nguyên liệu dạng hạt: Sai số (+/- 20g) – (+/- 30g).

  • Nguyên liệu dạng bột (bột cám, phân bón bột): Sai số +/- 30g.

  • Nguyên liệu dạng bột mịn (bột bả, bột trét tường…): Sai số +/- 50g

Tốc độ đóng bao: Yêu cầu về năng suất sản xuất (tùy vào loại nguyên liệu hạt hoặc bột).

Mức độ tự động hóa: Tự động hoàn toàn hay bán tự động một phần.

2. Phân loại máy đóng bao theo nguyên liệu:

  • Nguyên liệu dạng hạt.

Ứng dụng: Thức ăn chăn nuôi, thực phẩm, thức ăn thú cưng, phân bón…

Công nghệ sử dụng: Cảm biến lực cân điện tử cho độ chính xác gần như tuyệt đối.

Ví dụ: Máy đóng bao cám viên 2 phễu cân, công suất 600 bao/giờ, sai số ±20g.

  • Nguyên liệu hạt có tính ăn mòn.

Vật liệu chế tạo: 100% Inox 304 chống bị ăn mòn.

Ứng dụng: Muối ăn, phân bón hóa học (NPK, Urea, Kali…).

Ví dụ: Máy đóng bao phân bón Urea, công suất 700 bao/giờ, sai số ±30g.

  • Nguyên liệu hạt không ăn mòn.

Vật liệu chế tạo: Sắt CT3.

Ứng dụng: Thức ăn chăn nuôi, thức ăn thú cưng, hạt nhựa…

Vật liệu chế tạo: 50% Inox 304, 50% Sắt CT3.

Ứng dụng: Thực phẩm…

  • Nguyên liệu dạng bột.

Ứng dụng: Bột đá, bột trét tường, bột mì.

Công nghệ: Định lượng vít tải, trang bị hút chân không.

Ví dụ: Cân đóng bao bột bả 150 bao/giờ, chính xác ±50g.

  • Nguyên liệu bột không ăn mòn.

Vật liệu chế tạo: 100% sắt CT3.

Ứng dụng: Bột công nghiệp, bột cám, phân bón bột…

Ví dụ: Cân đóng bao cám bột 200 bao/giờ, sai số ±30g.

3. Máy đóng bao theo vật liệu chế tạo:

  • Vật liệu sắt CT3: Giá rẻ, bền bỉ, nhưng dễ bị ăn mòn và bị gỉ (nếu môi trường nhiều ẩm và có tính chất ăn mòn kim loại).

  • Vật liệu inox 304: Chống ăn mòn, chống gỉ tốt, phù hợp với mọi loại nguyên liệu nhưng giá thành cao hơn.

Kết Luận: Việc lựa chọn máy đóng bao phù hợp giúp nâng cao hiệu suất, tiết kiệm chi phí. Doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu để đầu tư đúng loại máy.

Tìm hiểu thêm: Đừng mua máy đóng bao khi chưa biết 4 sai lầm này.

Bình luận
Gửi bình luận
    Bình luận