Lưu ý khi đầu tư dây chuyền đóng bao tự động hoàn toàn.

Trong bài viết trước “Giảm thiểu 100% nhân công với hệ thống đóng bao tự động” chúng tôi đã mang đến cho quý khách cái nhìn TỔNG QUANCHI TIẾT về dây chuyền đóng bao tự động hoàn toàn.

Để tiếp tục hỗ trợ quý khách đưa ra quyết định đầu tư chính xác mà không phải băn khoăn, Nam Việt xin chia sẻ một số lưu ý quan trọng khi đầu tư dây chuyền.

==> Hãy theo dõi bài viết ngay dưới đây, chắc chắn sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho quý khách.

Lưu ý khi chọn máy đóng bao tự động hoàn toàn.

Đầu tư vào dây chuyền mang lại nhiều lợi ích vượt trội, nhưng để tối ưu hiệu quả cần lưu ý đến nhiều yếu tố quan trọng.

Dưới đây là những lưu ý cụ thể khi đầu tư vào dây chuyền “máy đóng bao tự động hoàn toàn”.

1. Thông số phù hợp nhu cầu: Chọn dây chuyền có công suất đáp ứng sản lượng sản xuất.

Ví dụ: Doanh nghiệp cần đóng 600 - 700 bao/giờ cho sản phẩm như phân bón, thức ăn chăn nuôi…nên chọn dây chuyền có 2 hoặc 3 phễu để đảm bảo năng suất.

  • Thông số cơ bản:

Cân được sử dụng trong ngành đóng bao, đóng gói cho các nguyên liệu dạng: hạt rời, dạng bột…

Mức cân đóng bao thông dụng: 10kg - 50kg.

Sai số định lượng: (± 20g) – (± 30g).

Năng suất thiết bị: tùy chọn từ 300 - 1000 bao/giờ.

2. Đánh giá chi phí đầu tư:

Dây chuyền bao gồm: Máy đóng bao, băng tải ra bao, máy khâu bao, robot gắp bao, hệ thống cấp và lấy pallet tự động, hệ thống băng tải cấp lên cho robot. Chi phí đầu tư dao động từ 200.000 đến 500.000 USD.

Bạn cần đánh giá chi phí này với tiềm năng hoàn vốn và lợi nhuận từ việc tăng năng suất, giảm chi phí nhân công.

3. Thời gian hoàn vốn:

Thời gian hoàn vốn cho dây chuyền có thể từ 2 – 4 năm tùy thuộc vào mức độ tiết kiệm nhân công và tăng năng suất.

Đánh giá kỹ lưỡng về năng suất sản phẩm, chi phí vận hành và giá bán sản phẩm để ước tính thời gian này.

4. Công nghệ tự động hóa:

Dây chuyền phải được trang bị hệ thống điều khiển trung tâm PLC, cảm biến lực, đầu cân, xy lanh khí nén…xử lý nhanh với sai số chỉ ±1% trên tổng trọng lượng của bao.

5. Độ bền của thiết bị:

Ưu tiên thiết bị có tuổi thọ 5 – 10 năm, ít hỏng hóc, giúp giảm chi phí bảo trì và tăng thời gian hoạt động liên tục.

Ví dụ: Chọn loại sắt CT3 hoặc inox 304 để đảm bảo độ bền của máy trong môi trường làm việc khắc nghiệt

6. Tiết kiệm nhân công:

Với dây chuyền tự động hoàn toàn thì không cần sử dụng nhân công vận hành, thay vì 3 – 4 người như trong hệ thống bán tự động.

Chỉ cần nhân công lúc đầu dây chuyền chạy, lúc xảy ra sự cố và lúc cần bảo trì toàn hệ thống.

7. Tính linh hoạt cao:

Dây chuyền đóng nhiều bao bì với khối lượng khác nhau từ 25 kg đến 50 kg. Hoặc các dạng bao vật liệu khác nhau như giấy, PP.

8. Khả năng mở rộng tương lai:

Lựa chọn dây chuyền có khả năng nâng cấp dễ dàng để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất.

Ví dụ: Nếu ban đầu chỉ cần 600 bao/giờ, nhưng trong tương lai có thể nâng cấp lên 1000 bao/giờ mà không cần thay mới toàn bộ hệ thống.

TÓM LẠI:

Khi đầu tư vào dây chuyền việc đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố như công suất, chi phí, tính linh hoạt, công nghệ và độ an toàn là vô cùng quan trọng.

Điều này không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu suất sản xuất mà còn đảm bảo sự ổn định và khả năng mở rộng trong tương lai, mang lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp.

Bình luận
Gửi bình luận
    Bình luận