Những thách thức chuyển đổi từ đóng bao thủ công sang tự động.

Việc chuyển đổi từ đóng bao thủ công sang đóng bao tự động là một bước tiến lớn trong hoạt động sản xuất: giúp tăng năng suất, giảm chi phí và tăng cạnh tranh của hàng hóa.

Tuy nhiên, quá trình này cũng đi kèm nhiều thách thức mà doanh nghiệp cần lưu ý. Dưới đây là những khó khăn phổ biến mà doanh nghiệp phải đối mặt nếu có nhu cầu chuyển đổi.

1. Chi phí đầu tư ban đầu cao.

Máy móc tự động thường có giá thành cao vì phát sinh chi phí mua thiết bị, lắp đặt, bảo trì và cơ sở hạ tầng.

==> Doanh nghiệp nhỏ hoặc mới khởi nghiệp thường hay đắn đo khi ra quyết định đầu tư.

2. Thiếu kiến thức kỹ thuật.

Nhân sự quen với thao tác thủ công có thể khó khăn thích nghi với công nghệ mới.

Cần thời gian đào tạo để vận hành, bảo trì và khắc phục sự cố máy nếu xảy ra.

3. Cần bố trí lại không gian sản xuất.

Khi đưa máy vào, diện tích nhà xưởng cần bố trí lại cho phù hợp.

Có thể ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất trong thời gian đầu.

4. Sự cố kỹ thuật và bảo trì.

Máy móc hỏng hóc cần kỹ thuật viên có chuyên môn sửa chữa.

Phụ tùng thay thế đôi khi khó tìm hoặc phải nhập khẩu, gây ra việc gián đoạn sản xuất.

5. Rủi ro khi chưa có đơn hàng ổn định.

Nếu sản lượng không đều hoặc thị trường chưa rõ ràng, đầu tư máy có thể không khai thác hết công suất, dẫn đến lãng phí đầu tư.

Nam Việt chia sẻ với bạn một lộ trình chuyển đổi từ đóng bao thủ công sang đóng bao tự động theo từng giai đoạn, áp dụng hiệu quả cho cả quy mô vừa và nhỏ.

Tìm hiểu thêm: Cân đóng bao có thực sự hạn chế lãng phí nguyên liệu?

thách thức chuyển đổi từ đóng bao thủ công sang tự động.

LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI TỪ THỦ CÔNG SANG TỰ ĐỘNG.

Giai đoạn 1: Đánh giá hiện trạng.

  • Tổng hợp số liệu: năng suất lao động, tỉ lệ sai sót, chi phí nhân công.

  • Xác định khâu nào tốn thời gian, dễ sai nhất ==> Ưu tiên tự động hóa trước.

Phân tích chi phí – lợi ích khi đầu tư máy (ROI).

  • Mục tiêu: Biết rõ mình cần gì, đầu tư tài chính bao nhiêu là hợp lý.

Giai đoạn 2: Chọn thiết bị phù hợp.

Chọn máy bán tự động hoặc tự động hoàn toàn tùy thuộc ngân sách.

Ưu tiên thiết bị linh hoạt thay đổi định lượng, bao bì nếu sản phẩm đa dạng.

Xem xét thiết kế nhà xưởng hiện tại có phù hợp để lắp đặt máy chưa.

Lời khuyên: Với đơn vị mới bắt đầu, nên dùng máy đóng bao định lượng 1 phễu hoặc 2 phễu, đơn giản, dễ vận hành, vốn đầu tư vừa phải.

Giai đoạn 3: Lắp đặt và đào tạo.

Bố trí không gian gọn gàng, logic: nơi cấp liệu – đóng gói – khâu miệng bao – bốc xếp.

Chạy thử máy, điều chỉnh định lượng cho khớp với sản phẩm thực tế.

Giai đoạn 4: Tối ưu và mở rộng.

Theo dõi hiệu suất sau 1 – 3 tháng.

Nếu đạt hiệu quả tốt ==> xem xét đầu tư thêm máy nhằm gia tăng năng suất đóng bao.

MỘT SỐ DOANH NGHIỆP ĐÃ CHUYỂN ĐỔI THÀNH CÔNG.

1. Xưởng sản xuất phân Urea – Long An.

Trước đầu tư: 4 công nhân đóng bao bằng tay, sai số thường xuyên 0.1kg/bao.

Sau khi đầu tư: Đầu tư máy đóng bao 2 phễu cân, công suất 600 – 700bao/giờ.

Kết quả: Giảm còn 2 công nhân, sai số (+/- 20g) – (+/- 30g), nâng năng suất gấp 2 lần.

2. Nhà máy sản xuất bột đá – Nghệ An.

Trước đầu tư: 4 người xúc bao, đóng thủ công, bụi nhiều, năng suất thấp.

Sau khi đầu tư: Dùng máy đóng bao bột 2 phễu hút chân không, năng suất 300 bao/giờ.

Kết quả: Làm việc sạch hơn, giảm tổn thất nguyên liệu, tăng độ chính xác định lượng.

Bình luận
Gửi bình luận
    Bình luận