Sự khác biệt giữa đóng bao thủ công và tự động hóa.

"Sự khác nhau giữa cách đóng bao thủ công và máy đóng bao tự động"

Trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, sự khác biệt giữa cách đóng bao bì thủ công và trang bị “MÁY ĐÓNG BAO TỰ ĐỘNG” không chỉ là yếu tố công nghệ mà còn là sự thay đổi trong cách tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất và giảm thiểu chi phí.

MẶT KHÁC:

Đóng gói bao bì đã trải qua những bước tiến vượt bậc, từ phương pháp thủ công truyền thống đến hệ thống tự động hóa tiên tiến, mở ra cánh cửa mới cho doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa quy trình và gia tăng hiệu suất.

  ==> Điều cần nhất là đưa ra lựa chọn giữa (thủ công và máy tự động), phù hợp với mục tiêu phát triển dài hạn của doanh nghiệp mình.

khác biệt giữa đóng bao thủ công và tự động hóa.

Sự khác biệt giữa đóng bao thủ công và tự động hóa là tốc độ và hiệu quả.

Sự khác biệt giữa cách đóng bao thủ công và áp dụng máy đóng bao tự động có thể được so sánh trên nhiều khía cạnh như sau:

1. Mức độ tự động hóa:

Cách thủ công: Người vận hành phải thực hiện nhiều bước như: lấy bao rỗng, đổ nguyên liệu vào bao, cân nguyên liệu theo định mức cụ thể và khâu bao bằng tay.

Tự động hóa: Máy thực hiện hầu hết hoặc toàn bộ các bước này, từ cân đo, đóng bao, đến khâu bao bì, giảm thiểu sự can thiệp của con người.

>>> Tham khảo thêm: Giảm thiểu 100% nhân công với hệ thống đóng bao tự động.

2. Tốc độ và năng suất:

Cách thủ công: Tốc độ đóng bao thường chậm hơn, phụ thuộc vào khả năng và kinh nghiệm của người lao động. Thông thường cách thủ công có thể xử lý từ 100 – 200 bao/giờ.

Tự động hóa: Máy tự động có thể đạt công suất từ 200 đến hàng nghìn bao/giờ, phù hợp với sản xuất quy mô lớn đòi hỏi liên tục.

>>> Tham khảo thêm: Từ thủ công đến tự động: Cách máy đóng bao tăng năng suất 200%.

3. Độ chính xác định lượng:

Cách thủ công: Độ chính xác thường thấp hơn do phụ thuộc vào kinh nghiệm của người thực hiện.

Tự động hóa: Máy tự động sử dụng hệ thống “CÂN ĐIỆN TỬ” đảm bảo độ chính xác cao và giảm thiểu lãng phí nguyên liệu.

4. Chi phí vận hành:

Cách thủ công: Chi phí ban đầu thấp hơn nhưng tốn nhiều nhân công và thời gian. Điều này có thể làm tăng chi phí (ví dụ: trả lương) dài hạn về sau.

Tự động hóa: Chi phí ban đầu cao hơn nhưng tiết kiệm chi phí nhân công và giảm thiểu sai sót trong quá trình sản xuất.

5. Yêu cầu kỹ thuật và bảo trì:

Cách thủ công: Không yêu cầu về kỹ thuật và bảo trì, nhưng hiệu suất không cao.

Tự động hóa: Máy móc phức tạp, cần có kỹ năng bảo trì, nhưng có độ bền cao và làm việc ổn định.

Ứng dụng thực tế cho từng loại:

Đóng bao thủ công: Thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ, quy mô sản xuất nhỏ hoặc khi không cần sản xuất liên tục.

Đóng bao tự động: Phù hợp với các nhà máy lớn, có yêu cầu về năng suất cao, sản xuất hàng loạt và muốn tiết kiệm chi phí nhân công.

Tham khảo một số dây chuyền đóng bao tự động:

  • Máy đóng bao tự động hoàn toàn.

  • Máy đóng bao tự động lấy bao, đóng bao.

TÓM LẠI:

1. Máy đóng bao tự động hóa mang lại lợi ích về năng suất, độ chính xác và chi phí vận hành dài hạn.

2. Trong khi cách thủ công có thể thích hợp hơn cho những doanh nghiệp nhỏ với nhu cầu thấp.

Bình luận
Gửi bình luận
    Bình luận