Tàu cập bến 1.000 tấn phân bón – Làm sao đóng bao kịp trong 5 ngày?

Trong xuất khẩu hàng rời như phân bón, khoáng sản, nông sản, câu chuyện tàu cập bến – đóng bao – xuất hàng luôn là áp lực lớn nhất đối với các cảng, kho trung chuyển.

Bởi vì mỗi ngày chậm đóng bao, phí neo tàu – lưu bãi – chi phí xếp dỡ tăng lên gấp nhiều lần.

  • Bài toán thường gặp: 1.000 tấn hàng, cần đóng bao trong 5 ngày

Giả sử, 1 tàu hàng cập bến mang theo 1.000 tấn hàng rời, khách hàng yêu cầu đóng bao 20kg/bao, sau đó xuất hàng ra container/xe tải đúng tiến độ.

  • Thực tế: 1.000 tấn = 40.000 bao thành phẩm.

Nếu chia đều cho 5 ngày ==> cần đóng bao 8.000 bao/ngày.

  • Vấn đề là:

Nếu đóng bao bằng phương pháp thủ công năng suất 400–500 bao/giờ, bạn sẽ cần chạy liên tục 24/24h, chưa kể thời gian khâu bao, xếp hàng ra container. Nếu nhân công thiếu, hoặc tắc máy → chắc chắn trễ tiến độ.

dây chuyền đóng bao phân bón háng xá tại cảng

Dây chuyền đóng bao tự động công suất lớn.

Hậu quả khi đóng bao chậm?

Chi phí lưu bãi, lưu tàu: Tàu neo thêm 1–2 ngày = mất 50–100 triệu đồng.

Mất uy tín lịch tàu: Khách hàng quốc tế có thể phạt do chậm giao hàng.

Nhân công tăng ca: Vẫn không đủ tốc độ nếu hệ thống không đáp ứng.

Khả năng bị phạt: Nếu chậm tiến độ xuất hàng rất dễ bị đối tác phạt, đền bù hợp đồng.

  • Giải pháp: Dây chuyền đóng bao tự động – tốc độ cao – đồng bộ.

Đây là lý do nhiều cảng, bến tàu đã chuyển sang đầu tư hệ thống đóng bao tự động công suất lớn, thay vì làm thủ công lẻ tẻ.

  • Nam Việt đã triển khai nhiều mô hình hiệu quả:

Máy đóng bao 2 phễu cân, năng suất 600 bao/giờ. Thiết kế 2 line với năng suất lên đến 1200 bao/giờ.

Tích hợp thêm 2 máy khâu bao bì, tăng tốc độ đóng bao bì lên nhiều lần.

Trang bị thêm 2 băng tải ra bao, bao bì thành phẩm đến nơi tập kết nhanh chóng.

Tủ điều khiển trung tâm, vận hành dễ dàng, chỉ cần 2–3 người/ca/line.

Thử tính lại: 1.000 tấn – đóng bao chỉ trong 5 ngày.

Hạng mục Thủ công Hệ thống mới
Công suất 400–500 bao/giờ 1200 bao/giờ
Bao/ngày 2.000–2.500 bao   8.000–9.000 bao thành phẩm.
Nhân công 6–8 người/ca 3–4 người/ca
Sai số  ±50g/bao (±20g)– (±30g)
Container tắc bao Thường xuyên Hạn chế tối đa

Kết quả: Hoàn toàn có thể xử lý 40.000 bao (1.000 tấn) trong 5 ngày, kịp tiến độ tàu rời bến.

Lợi ích vượt trội của dây chuyền tự động.

Giảm phụ thuộc nhân công: ít người, dễ sắp ca làm, không lo nghỉ đột xuất.

Tốc độ ổn định 24/7: Hệ thống thiết kế chịu tải lớn, chạy xuyên suốt.

Sai số thấp, ít hàng lỗi: Tiết kiệm thời gian kiểm tra – cân lại.

Hàng ra container đều, không ùn ứ: Tránh kẹt bãi, tránh phí lưu xe.

Mỗi cảng, kho trung chuyển có diện tích, luồng di chuyển container, năng lực bến tàu khác nhau.

Vì vậy, Nam Việt luôn khảo sát tận nơi, đưa ra sơ đồ bố trí hợp lý nhất:

  • Máy đóng bao đặt vị trí nào để xe ra vào thuận lợi.

  • Băng tải dài bao nhiêu để thuận tiện bốc xếp tránh ùn ứ.

  • Công suất hệ thống đủ cho 1–2 tàu ghép bến cùng lúc.

  • Đóng bao kịp – Giữ uy tín – Tiết kiệm chi phí.

Một dây chuyền đóng bao tự động không chỉ là máy móc, mà là cách giúp chủ cảng làm chủ tiến độ, kiểm soát chi phí phát sinh, giữ uy tín với khách hàng quốc tế.

Video clip dây chuyền đóng bao hoạt động.

Tàu cập bến – Bao ra liền – Container xếp đều – Hàng xuất nhanh.

Nam Việt – Giải pháp đóng bao tự động, tối ưu bến bãi, nâng tầm cảng xuất khẩu.

Bình luận
Gửi bình luận
    Bình luận