Yếu tố nào lựa chọn máy đóng bao chuẩn xác? 5 tiêu chí không thể bỏ qua.

“5 tiêu chí đánh giá máy đóng bao chuẩn xác và bền bỉ”

Một máy đóng bao bì không chỉ đơn thuần là công cụ giúp đóng gói sản phẩm mà còn là chìa khóa quyết định đến hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí.

Việc lựa chọn chuẩn xác sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ nâng cao năng suất mà còn tạo ra sự ổn định lâu dài trong quá trình sản xuất.

BẠN CÓ MUỐN???

   1. Tối ưu hóa quy trình sản xuất một cách bài bản và chuyên nghiệp?

   2. Nâng cao năng suất và giảm thiểu lãng phí trong quá trình sản xuất?

   3. Tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường với sản phẩm chất lượng?

   4. Tiết kiệm chi phí bảo trì và vận hành máy móc trong dài hạn?

Đây là lý do lý giải cho việc lựa chọn MÁY ĐÓNG BAO BÌ phù hợp không chỉ giúp bạn tăng năng suất lên nhiều lần, mà còn đảm bảo lợi nhuận một cách tối đa.

Với những tiêu chí quan trọng dưới đây, bạn sẽ dễ dàng tìm được giải pháp hoàn hảo, giúp doanh nghiệp vươn lên dẫn đầu thị trường.

5 tiêu chí đánh giá máy đóng bao chuẩn xác

1. Độ chính xác của cân đo:

Máy đóng bao cần đảm bảo sai số cân đo chỉ khoảng ± 1%.

Ví dụ: Với bao nguyên liệu phân bón 50 kg, sai số cho phép chỉ khoảng ±20g. Với bao bột trét tường, sai số cho phép chỉ khoảng ±50g.

Hệ thống cân điện tử hiện đại của Nam Việt có thể đảm bảo độ chính xác này, giúp tránh thất thoát vật liệu khi vận hành.

2. Chất liệu và độ bền của máy:

Máy đóng bao được chế tạo từ các vật liệu như thép CT3 hoặc inox 304, có độ bền rất cao, tuổi thọ trung bình lên đến 10 - 15 năm nếu được bảo dưỡng định kỳ.

Những máy đóng bao bằng sắt CT3 hoặc Inox 304 có khả năng hoạt động tốt trong môi trường sản xuất công nghiệp.

3. Công suất và hiệu suất làm việc:

Các máy đóng bao thường có công suất từ 200 đến 1000 bao/giờ tùy loại nguyên liệu.

Ví dụ: Với nguyên liệu dạng hạt có thể đạt công suất 300 – 1000 bao/giờ. Trong khi máy đóng bao nguyên liệu bột công suất 200 – 600 bao/giờ.

Công suất cao giúp đáp ứng nhu cầu sản xuất lớn và tiết kiệm chi phí nhân công một cách tốt nhất.

Đọc thêm: Máy đóng bao bì giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí như thế nào?

4. Dễ dàng bảo trì và vận hành:

Máy có thiết kế đơn giản, ít hỏng vặt cũng như ít yêu cầu bảo trì thường xuyên sẽ giúp giảm chi phí vận hành.

Ví dụ: Máy chỉ cần bảo dưỡng định kỳ mỗi 6 tháng/lần, thời gian ngừng hoạt động trung bình giảm xuống dưới 1% tổng thời gian vận hành trong năm.

5. Khả năng tối ưu chi phí nhân công:

Ví dụ: Dây chuyền đóng bao phân bón tự động với công suất 600 bao/giờ có thể hoạt động liên tục mà chỉ cần từ 2 đến 3 nhân công làm việc, giảm thiểu tối đa chi phí nhân công.

TỔNG KẾT: Với những tiêu chí này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn để đưa ra quyết định lựa chọn máy đóng bao phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.

Có thể bạn quan tâm: Lợi nhuận từ đầu tư máy đóng bao tự động: Phân tích chi tiết.

Bình luận
Gửi bình luận
    Bình luận