"Tránh 5 sai lầm phổ biến khi sử dụng hệ thống đóng bao"
Trong ngành công nghiệp sản xuất, hệ thống đóng bao bì đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo CHẤT LƯỢNG và NĂNG SUẤT bao bì thành phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng.
Tuy nhiên việc vận hành HỆ THỐNG ĐÓNG BAO không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Nhiều doanh nghiệp gặp phải những sai lầm phổ biến trong quá trình vận hành, dẫn đến lãng phí nguyên liệu, giảm năng suất và tăng chi phí sản xuất.
Hiểu rõ các lỗi thường gặp và cách khắc phục sẽ giúp doanh nghiệp vận hành dây chuyền tốt hơn, tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Dưới đây chúng ta sẽ điểm qua “5 sai lầm khi sử dụng hệ thống đóng bao” mà Nam Việt đã tổng hợp được, cùng đưa ra các giải pháp khắc phục một cách hiệu quả nhất.
Top 5 sai lầm khi sử dụng hệ thống đóng bao bì nên tránh.
SAI LẦM 1: Cài đặt thông số không đúng theo nhà sản xuất.
- Nguyên nhân: Qúa trình lắp đặt đơn vị sản xuất đã hiệu chỉnh thông số chuẩn, nhưng vì một lý do nào đó (ví dụ: thay đổi nguyên liệu, tốc độ, thời gian…) người vận hành cài đặt lại làm thông số thay đổi.
- Hậu quả: Hệ thống sẽ bị sai số định lượng, cân sẽ không có sự ổn định khi vận hành.
- Cách khắc phục: Nếu có bất kỳ thay đổi gì thì không tự ý điều chỉnh, hãy liên hệ ngay với nhà cung cấp yêu cầu hiệu chỉnh lại sao cho chuẩn nhất.
SAI LẦM 2: Thay đổi nguyên liệu mới không điều chỉnh.
Thực tế nguyên liệu nếu cùng dạng (ví dụ: cùng dạng hạt, cùng dạng bột) ta có thể dùng chung một hệ thống máy đóng bao. Tuy nhiên khi đổi nguyên liệu ta cần cài lại toàn bộ hệ thống.
- Nguyên nhân: Do tỷ trọng từng nguyên liệu (kích thước, độ nặng...) là hoàn toàn khác nhau.
- Hậu quả: Không cài lại máy dẫn đến bị sai khi máy vận hành.
- Cách khắc phục: Luôn kiểm tra và điều chỉnh các thông số máy khi thay đổi nguyên liệu, đặc biệt là tốc độ đóng bao, khối lượng, thời gian…
SAI LẦM 3: Hệ thống vận hành quá tải.
- Nguyên nhân: Vận hành hệ thống đóng bao vượt quá công suất thiết kế do nhu cầu sản xuất tăng cao hoặc kế hoạch sản xuất không phù hợp.
- Hậu quả: Máy móc hoạt động quá mức gây ra hiện tượng nóng máy, giảm tuổi thọ các bộ phận cơ khí, hệ thống điện làm tăng nguy cơ hỏng hóc bất ngờ.
- Cách khắc phục: Phân bổ khối lượng sản xuất phù hợp với công suất thiết kế của máy. Nếu nhu cầu tăng cao, xem xét đầu tư thêm thiết bị hoặc nâng cấp hệ thống hiện có.
SAI LẦM 4: Bao bì không phù hợp.
- Nguyên nhân: Sử dụng bao bì không phù hợp với nguyên liệu (ví dụ: bao quá mỏng hoặc không đủ độ bền) có thể gây rách, thất thoát nguyên liệu và không đảm bảo chất lượng đóng gói.
- Hậu quả: Tăng tỷ lệ bao lỗi, gây lãng phí và ảnh hưởng đến bao bì thành phẩm khi đến tay khách hàng.
- Cách khắc phục: Chọn bao bì phù hợp với đặc tính của nguyên liệu và môi trường vận hành. Kiểm tra chất lượng bao bì trước khi đóng là điều cần thiết phải được thực hiện.
SAI LẦM 5: Sai sót đến từ người vận hành.
1. Khi đưa bao vào phễu kẹp nhưng không thẳng bao, dẫn đến bao khi rớt xuống băng tải không được thẳng, nên khó khâu bao.
2. Khi sử dụng cân xong, bao cuối cùng cần xả hết bao trong thùng cân ra, rồi mới tiến hành tắt nguồn.
3. Không thường xuyên vệ sinh máy.
==> Qúy khách tham khảo những sai sót từ “SAI LẦM 5” này để tránh gặp phải nhé.
LỜI KẾT.
Những sai lầm phổ biến khi sử dụng máy đóng bao có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cả về hiệu suất và chi phí vận hành.
Tuy nhiên bằng cách điều chỉnh các thông số, thực hiện bảo trì định kỳ và kiểm soát chất lượng nguyên liệu, bạn sẽ không chỉ nâng cao hiệu quả đóng gói mà còn cải thiện tổng thể hiệu suất của toàn bộ dây chuyền.
Đừng để những sai lầm này làm giảm chất lượng sản phẩm và tăng chi phí, hãy áp dụng các giải pháp trên để duy trì hệ thống hoạt động hiệu quả và bền vững nhất nhé.
Có thể bạn quan tâm: Khi nào bạn nên đầu tư hệ thống đóng bao?
Bình luận