“Máy đóng bao bì tối ưu hiệu suất – Đưa doanh nghiệp vươn xa”
Trong bất kỳ quy trình sản xuất nào, đóng gói là bước cuối cùng nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Đối với các doanh nghiệp, việc đầu tư vào “MÁY ĐÓNG BAO BÌ” không chỉ đơn thuần là mua thiết bị, mà còn là một quyết định ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh dài hạn.
Khi đầu tư có ba yếu tố quan trọng cần chú ý: Chi phí, công suất, và hiệu quả. Hãy cùng phân tích qua các ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn cách đưa ra quyết định đầu tư thông minh.
1. Chi phí ban đầu và vận hành: Bài toán kinh tế cần giải:
Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi quyết định đầu tư chính là bài toán chi phí. Nhiều doanh nghiệp chỉ chú ý đến giá mua ban đầu. Nhưng thực tế chi phí vận hành, bảo trì cần được xem xét kỹ lưỡng.
Chi phí ban đầu có thể khác nhau đáng kể giữa các dòng máy đóng bao bì.
VÍ DỤ: Một máy đóng bao bì tự động 2 phễu cân có giá 500 triệu đồng, trong khi một máy bán tự động chỉ có giá 200 triệu đồng.
Tuy nhiên:
- Dây chuyền tự động thường sẽ không cần nhân công.
- Dây chuyền bán tự động lượng nhân công để vận hành khoảng 3 - 4 người.
Một người đưa bao vào phễu kẹp, một người gấp miệng bao và 1 người sử dụng máy khâu bao.
Chi phí vận hành:
- Chi phí lương: Lấy ví dụ lương cho 1 người làm việc khoảng 7 triệu/tháng.
- 3 – 4 người (7 triệu/tháng) x 12 tháng = 250 triệu – 330 triệu (một năm).
Như vậy trong vòng 5 năm, tổng chi phí sở hữu của máy tự động sẽ thấp hơn.
==> Tổng chi phí là yếu tố quan trọng mà nhiều doanh nghiệp thường bỏ qua khi đánh giá giá trị lâu dài của hệ thống.
2. Công suất: Lựa chọn phù hợp với quy mô sản xuất:
Không phải cân đóng bao bì công nghiệp nào cũng phù hợp với tất cả các doanh nghiệp. Công suất cần phải được lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế của quy mô sản xuất.
-
Đối với doanh nghiệp lớn:
Việc sử dụng một máy có công suất lớn (ví dụ: 900 – 1000 bao/giờ) sẽ giúp tăng tốc độ sản xuất và tối ưu hóa quy trình đóng gói.
-
Doanh nghiệp nhỏ hoặc vừa:
Việc đầu tư vào một máy có công suất vừa (ví dụ: 300 – 600 bao/giờ) là lựa chọn hoàn hảo rồi.
Hãy chắc chắn rằng công suất máy có khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất hiện tại nhưng cũng dự phòng được cho mở rộng trong tương lai.
3. Hiệu quả sản xuất: Lợi thế tự động hóa so với thủ công:
Với công nghệ tự động hóa ngày càng phát triển, máy móc không chỉ giúp tăng năng suất mà còn giảm số lượng nhân công cần thiết.
VÍ DỤ: Trang bị một dây chuyền đóng bao bì có thể giảm số lượng nhân công từ 4 người xuống còn 2 người.
Nếu chi phí lao động cho mỗi nhân công là 7 triệu đồng/tháng, việc giảm 2 nhân công sẽ giúp tiết kiệm 168 triệu đồng/năm.
Đầu tư vào máy đóng bao bì giúp tiết kiệm nhân công, nâng cao hiệu quả sản xuất, từ đó tạo ra lợi ích lâu dài.
NGOÀI RA:
Máy đóng bao hiện đại trang bị hệ thống “CÂN ĐIỆN TỬ” chính xác, đảm bảo mỗi bao đều có trọng lượng chính xác, từ đó tăng chất lượng sản phẩm đầu ra.
Giảm thiểu sai sót, tiết kiệm nguyên liệu và nâng cao tính nhất quán của sản phẩm là những lợi ích thiết thực mà máy hiện đại mang lại.
TỔNG KẾT:
Việc xem xét các yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả sản xuất tối đa mà vẫn tối ưu hóa chi phí trong suốt quá trình vận hành.
Tìm hiểu thêm: Sự khác biệt giữa đóng bao thủ công và tự động hóa.
Bình luận