Qúy khách thân mến!!!
Đầu tư một dây chuyền đóng bao nguyên liệu bất kỳ (phân bón, thực phẩm, chăn nuôi…) thì yếu tố “NĂNG XUẤT và CHI PHÍ” là những yếu tố hàng đầu quý doanh nghiệp cần quan tâm.
Cách đóng bao bì thủ công.
Trước đây doanh nghiệp muốn đóng nguyên liệu vào bao bì thường dùng cách thủ công, sử dụng gàu xúc nguyên liệu vào bao, sau đó đưa lên cân và tiến hành khâu bao.
Đây là cách sử dụng rất nhiều nhân công và tốn thời gian, kéo theo chi phí vận hành rất lớn. Do vậy hệ thống “MÁY ĐÓNG BAO BÌ” ra đời đã giải quyết rất tốt bài toán này.
==> Nếu trước đây bạn cần 4 người cho khâu đóng bao, đầu tư máy giảm xuống còn 2 người đã là thành công rất lớn.
Nam Việt giới thiệu đến quý khách “dây chuyền đóng bao phân bón DAP” với nhiều tính năng ưu việt và ứng dụng thực tế.
- Năng suất đóng bao lên đến 25 tấn/giờ (900 - 1000 bao/giờ).
- Chế tạo bằng Inox 304 phù hợp với nhiều loại phân bón hóa học NPK, UREA, DAP.
- Dùng để đóng cả nguyên liệu thực phẩm dạng hạt, cám viên chăn nuôi.
- Trang bị máy khâu bao cầm tay tiện lợi, giá thành phù hợp.
Video clip hệ thống đóng bao phân bón DAP hoạt động.
Số lượng người vận hành.
Khi theo dõi hoạt động ta có thể thấy dây chuyền cần sử dụng lượng nhân công vận hành là khoảng 3 - 4 người.
Một người đưa bao vào phễu kẹp, một người gấp miệng bao và 1 người sử dụng máy khâu bao. (Ngoài ra cần nhân công để khiêng bao bì thành phẩm đến nơi tập kết).
-
Chi phí vận hành:
Chi phí lương: Lấy ví dụ lương cho 1 người làm việc khoảng 7 triệu/tháng.
- 3 – 4 người (7 triệu/tháng) x 12 tháng = 250 triệu – 330 triệu (một năm).
Chi phí điện: Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng nhiều hay ít.
Chi phí bảo trì: Tùy thuộc vào tình hình máy hỏng hóc ít hay nhiều.
==> Dây chuyền trên sử dụng nhân công tương đối nhiều, do vậy chi phí vận hành khá lớn so với dây chuyền đóng bao khác sử dụng ít nhân công hơn.
Khi nào thì đầu tư dây chuyền đóng bao phân bón.
-
Dây chuyền phù hợp.
Tuy sử dụng nhiều nhân công và tốn kém nhiều chi phí nhưng nếu:
1. Hộ gia đình lượng thành viên nhiều (ví dụ: bố mẹ, anh chị em, chồng/vợ) không phải thuê mướn người làm thì đây là lựa chọn lý tưởng.
2. Tài chính doanh nghiệp không quá lớn, đầu tư nhằm tăng tốc độ sản xuất (vì hệ thống giá thành tương đối rẻ).
3. Nhu cầu đóng bao lớn, do năng suất đóng bao lên đến 900 bao/giờ - 1000 bao/giờ.
-
Dây chuyền không phù hợp.
Doanh nghiệp mong muốn đầu tư để giảm lượng nhân công làm việc, giảm chi phí vận hành.
Phù hợp với quy mô hộ gia đình với nhiều thành viên.
Thông số dây chuyền đóng bao.
-
Năng suất đóng bao:
Định lượng cửa cân trực tiếp, 3 cấp tốc độ năng suất đạt: 900 – 1000 bao/giờ.
-
Kích thước bao:
Dung tích bao: Tùy chỉnh từ 10kg đến 50kg (hoặc theo yêu cầu của khách hàng).
-
Vật liệu chế tạo:
Sử dụng 100% Inox 304, phù hợp với nhiều nguyên liệu dạng hạt tính chất ăn mòn và cả không ăn mòn.
-
Hệ thống cân đo:
Loại cân: Cân điện tử chính xác, với sai số: (± 20gram) – (± 30gram).
-
Hệ thống điều khiển:
Bộ điều khiển: PLC tích hợp với màn hình cảm ứng.
Cảm biến lực VMC - USA, đầu cân W100 Laumas - Italia.
-
Hệ thống niêm phong bao:
Trang bị máy khâu bao hiệu NewLong đến từ Nhật Bản.
YẾU TỐ KHÁC:
Bảo hành sản phẩm: 12 tháng (theo chính sách của Nam Việt).
Dịch vụ hậu mãi: Bảo trì định kỳ, hỗ trợ kỹ thuật và thay thế linh kiện.
Thiết bị đóng bao được ứng dụng rộng rãi trong:
1. Các nhà máy, hộ gia đình sản xuất phân bón hóa học: NPK, UREA, DAP…
2. Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm dạng hạt: Thóc lúa, ngô, tiêu, cà phê…
3. Doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi: Cám viên, thủy hải sản…
Dây chuyền đóng bao phân bón DAP là giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp sản xuất không chỉ phân bón, mà còn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
Việc đầu tư vào dây chuyền này không chỉ giúp cải thiện hiệu quả sản xuất mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra.
Tìm hiểu thêm: 5 sai lầm sử dụng hệ thống đóng bao và cách khắc phục.
Bình luận